Hệ thống MES là gì?
MES (viết tắt của Manufacturing Execution System) là một hệ thống quản lý sản xuất tích hợp tập trung vào giám sát khu vực sản xuất, kiểm soát, hậu cần, theo dõi lịch sử và quản lý chất lượng sản phẩm theo thời gian thực với mục tiêu nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh.
Có thể bạn sẽ quan tâm: OEE là gì
Hệ thống MES cung cấp thông tin hữu ích để tối ưu hóa sản xuất và theo dõi tất cả dữ liệu sản xuất ngay tại thời điểm hoạt động. Là một hệ thống thông tin tích hợp chuẩn, MES không chỉ phục vụ như một trung tâm thông tin giữa các hệ thống doanh nghiệp khác nhau (ERP, QMS, EAM, SCM, và Tự động hóa), mà còn quản lý và tối ưu hóa các hoạt động, quá trình sản xuất của nhà máy hàng ngày.
Hệ thống MES quản lý thời gian thực về các thông số sản xuất, Khác với ERP quản lý theo thời gian dài hơn và mang tính chất hoạch định.
Lợi ích của hệ thống MES
MES cho thấy những lợi ích mà người dùng trải nghiệm là đáng kể bao gồm :
- Giảm thời gian chu kỳ sản xuất trung bình 45%
- Giảm thời gian nhập dữ liệu, thường là 75% hoặc hơn
- Giảm công việc đang tiến hành (WIP) trung bình là 24%
- Giảm công việc giấy tờ giữa các ca làm việc trung bình 61%
- Giảm thời gian dẫn trung bình 27%
- Giảm các thủ tục giấy tờ và thất thoát kế hoạch chi tiết trung bình 56%
- Giảm khuyết tật sản phẩm trung bình 18%
Có thể bạn sẽ quan tâm: Hệ thống Andon
MES mang lại những lợi ích đáng kể cho các nhà sản xuất, điều này một phần là do các chức năng của MES tập trung vào các quá trình gia tăng giá trị cốt lõi của việc thực hiện quá trình sản xuất. Hầu hết các hệ thống đều tập trung vào việc lập kế hoạch hoạt động, thì hệ thống MES tập trung vào việc cải thiện mọi thứ thực sự đang hoạt động. Các ứng dụng MES cải thiện hiệu quả của các hoạt động trong nhà máy và giúp nhân viên nhà máy đưa ra các quyết định đúng đắn.
Những lợi ích hoạt động của MES đóng góp trực tiếp vào các mục tiêu tỷ lệ tăng trưởng. Việc nâng cấp quy trình nhanh chóng có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi tức đầu tư tự động hóa, chi phí vận hành, độ tin cậy giao hàng và lợi nhuận tổng thể của hoạt động.
Chức năng của hệ thống MES
Các chức năng của MES rất đa dạng tuỳ theo ngành sản xuất, tuy nhiên chúng ta thấy sẽ tập trung vào 9 chức năng chính bao gồm:
- Quản lý các định nghĩa sản phẩm. Điều này có thể bao gồm lưu trữ, kiểm soát phiên bản và trao đổi với các hệ thống dữ liệu tổng thể khác như: quy tắc sản xuất sản phẩm, hóa đơn, chứng từ, quy trình…
- Quản lý nguồn lực: gồm có đăng ký, trao đổi và phân tích thông tin các nguồn lực, nhằm chuẩn bị đơn đặt hàng với các nguồn lực có đủ năng lực và tính sẵn sàng.
- Kế hoạch sản xuất: như là thu thập thông tin yêu cầu công việc để đáp ứng được yêu cầu sản xuất, những yêu cầu được nhận từ hệ thống ERP hay các hệ thống lên kế hoạch sản xuất khác, tối ưu sử dụng nguồn lực sẵn có.
- Phân bổ đơn hàng sản xuất. Tùy thuộc vào quy trình sản xuất mà bao gồm: phân phối các đơn đặt hàng hoạt loạt trong tương lai, chạy các đơn hàng làm việc, đưa các yêu cầu đến các trung tâm điều phối công việc và điều chỉnh các điều kiện không mong đợi.
- Thực hiện các đơn hàng sản xuất (PO – Production Order). Hệ thống MES có thể kiểm tra nguồn lực và xác nhận với các hệ thống khác về tiến độ của sản xuất trong quy trình.
- Phân tích hiệu suất sản xuất. Tạo thông tin hữu ích từ các dữ liệu thu thập thô về tình trạng sản xuất hiện tại, như Tồn kho trong tiến trình (WIP), và hiệu suất sản xuất, hiệu quả “Thiết bị Tổng thể” – OEE hoặc bất kỳ chỉ tiêu Hiệu suất khác.
- Theo dõi và giám sát sản xuất. Đăng ký và thu thập thông tin liên quan đến đơn hàng đã hoàn thành của các lô hàng, yêu cầu thiết bị (đặc biệt quan đến sức khoẻ trong sản xuất)
- Số hoá các thông tin hoàn chỉnh từ sổ tay ghi chú vào hệ thống Web/máy tính bảng. Chức năng giao tiếp điều chỉnh các thông số và đẩy xuất hệ thống SCADAvào một ngân hàng dữ liệu dùng chung.
- Giao điện kiểm tra có thể đánh giá hiệu suất của các tiện ích như là nhiệu độ của là nấu, tháp lạnh… cái mà được thu thập dữ liệu từ hệ thống SCADAđược lưu trữ trong các dữ liệu dùng chung.
Vì sao doanh nghiệp sản xuất cần có hệ thống MES?
Trong thị trường toàn cầu cạnh tranh ngày nay, sản xuất ngày càng khó khăn và phức tạp. Nếu bạn cần kiểm soát, tuân thủ, đáp ứng yêu cầu thời gian tiếp cận thị trường và khả năng quản lý vòng đời sản phẩm với các hướng dẫn chính xác, dữ liệu thời gian thực và sản xuất thông minh, thì doanh nghiệp của bạn phải có hệ thống MES.
Nói cách khác, có thể doang nghiệp của bạn phải có MES nếu bạn gặp sự cố ở bất kỳ vấn đề nào sau đây:
- Khó khăn trong việc đổi mới để đáp ứng nhu cầu thị trường
- Đối phó với tốc độ thay đổi: Quản lý sự thay đổi
- Độ trễ của thông tin: nhận dữ liệu quá muộn để phân tích hữu ích
- Các vấn đề về truy xuất tài liệu
- Thiếu quản lý trực quan, khó theo dõi các công việc đang thực hiện.
- Không đáp ứng được lịch sản xuất hoặc đạt được sản lượng
- Quá nhiều rủi ro và quá nhiều lỗi do quy trình thủ công hoặc dựa trên giấy tờ.
- Quá nhiều hệ thống trong nhà máy: thiếu một hệ thống thống nhất và trung thực.
Có thể bạn sẽ quan tâm: Các giải pháp IoT mà ECO-SMART đang cung cấp
Xu hướng MES trong tương lai
Khi lựa chọn hệ thống MES, chúng ta cần xem xét các xu hướng sau đây để đánh giá MES:
- Thu thập dữ liệu tự động từ công nghệ IIoT: cho phép lấy dữ liệu nhanh chóng từ khu vực sản xuất dễ dàng, đơn giản hơn và chính xác hơn nhập liệu bằng tay.
- Tăng cường sử dụng tài liệu điện tử: hệ thống MES cho phép người dùng tạo đơn hàng điện tử sản xuất và nhận thông tin kỹ thuật mong muốn chỉ bằng một cú nhấp chuột.
- Gia tăng ứng dụng thiết bị di động: trong các buổi hội thảo, ở thiết bị đầu vào nhà quản lý sử dụng nhiều thiết bị di động hơn để nhập thông tin trực tiếp vào MES.
- Tích hợp tốt hơn với các hệ thống: MES là một liên kết tự nhiên của ERP và hệ thống thông tin công nghiệp của nó.
- Kết nối máy với hệ thống MES: Cảm biến và hệ thống liên lạc công nghiệp được kết nối trực tiếp với máy giúp cho máy có thể giao tiếp với máy tính và người vận hành và cho phép các dây chuyền sản xuất được kiểm soát trong thời gian thực.
- Hợp nhất dữ liệu và trực quan hóa: hệ thống MES cho phép hợp nhất thông tin từ các hệ thống, các sản phẩm khác nhau giúp nhà quản lý sản xuất có cái nhìn duy nhất để giám sát các hoạt động trong thời gian thực.
- Các khả năng phân tích dữ liệu nâng cao: hỗ trợ các chức năng quản trị sản xuất theo định hướng dữ liệu.