Trong vài năm trở lại đây, IoT là cụm từ được nhắc đến với tần suất rất nhiều trong các buổi hội thảo, diễn đàn về công nghệ. Vậy hệ thống IoT là gì mà lại nhận được nhiều sự quan tâm như thế. Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau khám phá nhé.
Hệ thống IoT là gì?
Hệ thống IoT là một hệ thống bao gồm các thiết bị tính toán, máy móc cơ khí hoặc kỹ thuật số và con người có sự liên quan mật thiết với nhau. Thiết bị, máy móc có khả năng kết nối, truyền dữ liệu qua mạng cho nhau mà không cần đến sự tương tác của con người.
IoT ra đời khi nào?
- Ý tưởng về mạng lưới công nghệ bao gồm những thiết bị thông minh được ra đời vào năm 1982. Thời điểm này cũng là cột mốc đánh dấu sự ra đời của máy bán nước – thiết bị kết nối internet đầu tiên trên thế giới có thể báo cáo kiểm kho và theo dõi nhiệt độ của những chai Coca-Cola chứa bên trong.
- Đến năm 1999, khái niệm về hệ thống IoT mới nhận được nhiều chú ý về tiền năng phát triển trong tương lai. Kevin Ashton – Người đồng sáng lập Trung tâm Auto-ID tại Viện Công nghệ Massachusetts lần đầu đề cập đến khái niệm này tại buổi thuyết trình của công ty Procter & Gamble.
- Giai đoạn từ 2000 – 2013, IoT được chú trọng nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực đời sống như: dịch vụ vận chuyển hàng không, đồng hồ theo dõi sức khỏe,…
- Từ năm 2015 đến nay, hàng loại thiết bị thông minh, mô hình robot, trang trại IoT, nhà máy thông minh,… được ra đời với tổng số lượng vượt qua dân số thế giới.
Cấu trúc, đặc trưng và lợi ích hệ thống IoT mang lại
Cấu trúc hệ thống IoT
Một hệ thống IoT sẽ có 4 thành phần chính như sau:
- Thiết bị (Things)
- Trạm kết nối (Gateways)
- Hạ tầng mạng (Network and Cloud)
- Bộ phân tích và xử lý dữ liệu (Services-creation and Solution Layers)
Các đặc trưng cơ bản của hệ thống IoT
Một hệ thống IoT hoàn chỉnh sẽ bao gồm các đặc trưng sau:
– Khả năng định danh: bất kỳ đối tượng nào tham gia vào hệ thống IoT bao gồm cả máy móc vào con người đều được định danh. Điều này giúp hệ thống phân loại được nhóm đối tượng nhờ đó quá trình xử lý thông tin và chia sẻ dữ liệu được tiến hành chính xác, hiệu quả. Có thể kể đến một vài hình thức định danh phổ biến của hệ thống IoT như: mã vạch, QR code, địa chỉ IP,…
– Thông minh: Trí thông minh nhân tạo ngày nay đã được đưa vào hệ thống IoT để tạo ra các thiết bị thông minh với đầy đủ chức năng, có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao dựa trên tình huống và điều kiện môi trường thực tế.
Xem thêm: IoT là gì
– Kết nối liên thông: Trong mạng lưới IoT, tất cả vật dụng, thiết bị, máy móc đều có thể kết nối liên thông với nhau thông qua mạng lưới thông tin.
– Thay đổi linh hoạt: Trạng thái của các tất cả máy móc, thiết bị có thể thay đổi linh hoạt và tự động như: bật/tắt, kết nối/ngắt kết nối, truy xuất vị trí,…
– Quy mô kích thước lớn: Hệ thống IoT sở hữu máy móc, thiết bị với số lượng cực lớn. Tất cả đều được quản lý và giao tiếp với nhau và khối lượng thông tin truyền đi giữa chúng thực tế lớn hơn gấp nhiều lần so với tưởng tượng. Theo Gartner, Inc. (Công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ), trong năm 2020 có khoảng 26 tỷ thiết bị tham gia vào hệ thống IoT và con số này chắc chắn còn tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng trong thời đại số hiện nay.
Lợi ích
- Nâng cao hiệu quả công việc
Hệ thống IoT giúp đẩy nhanh việc khai thác, trao đổi và sử dụng dữ liệu trong hệ thống điều hành và quy trình làm việc của công ty. Qua đó tạo nên nhiều tích cực trong công tác quản trị, nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới, cải thiện chất lượng dịch vụ đáp ứng sự hài lòng của người dùng.
Bên cạnh đó, hệ thống IoT còn giúp nhà máy tự động hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí nhân công, tăng nhanh thời gian sản xuất, đảm bảo chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống
Ngoài ứng dụng nhiều trong doanh nghiệp, nhà máy sản xuất, hệ thống IoT còn có mặt ở những lĩnh vực khác như: đồ dùng gia dụng tiện ích, thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh,… trong cuộc sống. Nhờ đó, chất lượng và điều kiện sống của con người ngày càng được cải thiện góp phần hình thành thói quen sống hiện đại ngày nay.
Ưu và nhược điểm của hệ thống IoT
Ưu điểm
- Truy cập thông tin mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị thông minh có kết nối internet.
- Hệ thống IoT cải thiện khả năng giao tiếp giữa các thiết bị điện tử.
- Chuyển dữ liệu nhanh chóng qua Internet giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
- Tự động hóa nhiệm vụ được giao giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.
Nhược điểm
- Thông tin được chia sẻ giữa nhiều thiết bị có thể bị đánh cắp. Do đó, cần có giải pháp ngăn ngừa, phòng chống nguy cơ.
- Khi hệ thống xảy ra lỗi, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời có khả năng gây hư hại nhiều thiết bị.
Ứng dụng tiêu biểu của hệ thống IoT trong một số lĩnh vực
Sở hữu nhiều tính năng và lợi ích nổi trội, hệ thống IoT được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực từ công nghiệp, nông nghiệp. Dưới đây là một số ngành tiêu biểu đã ứng dụng thành công IoT vào quá trình hoạt động, sản xuất.
Ngành chế tạo
Để đạt được lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường, các nhà sản xuất thường lựa chọn giải pháp sử dụng dây chuyền sản xuất tự động được giám sát, bảo trì và báo lỗi hoạt động trên các thiết bị.
Cảm biến được lắp trên dây chuyền trong hệ thống IoT sản xuất sẽ đo lường được số lượng sản phẩm bị hư hại hoặc không đáp ứng tiêu chuẩn đề ra. Nhờ đó, công tác phát hiện sai sót và sửa lỗi được tối ưu hóa về mặt thời gian và hiệu suất giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí hoạt động đồng thời cải thiện quản lý hiệu suất tài sản.
Xem thêm: Giải pháp IoT
Ngành sản xuất ô tô
Sản xuất ô tô là một trong những ngành công nghiệp đầu tiên trên thế giới áp dụng hệ thống IoT trong các nhà máy của mình. Ngoài việc mang lại lợi ích lớn trong dây chuyền sản xuất, hệ thống IoT còn được ứng dụng trong những chiếc ô tô. Cảm biến có thể phát hiện ra lỗi có trên phương tiện cũng như đưa ra những cảnh báo lái xe cách chi tiết.
Ngành giao thông vận tải, công nghiệp thực phẩm
Nhờ dữ liệu cảm biến trong hệ thống IoT dựa trên điều kiện thời tiết, trình trạng của xe tải, tàu chở hàng được được định tuyến. Tất cả các loại hàng hóa trong kho cũng được kiểm soát nhiệt độ, số lượng thông qua các loại cảm biến.
Hệ thống IoT đặc biệt thích hợp ứng dụng trong kho hàng của các nhà máy chế biến thực phẩm, đồ uống, dược phẩm. Bởi đa phần đây đều là những mặt hàng rất nhạy cảm với nhiệt độ môi trường và độ ẩm. Việc theo dõi, giám sát liên tục giúp nhanh chóng phát hiện ra bất thường. Các thông báo được gửi ngay tức thời cho phép người quản lý nhanh chóng có những biện pháp khắc phục xử lý hiệu quả.
Ngành nước
Hệ thống IoT mang lại những lợi ích không thể ngờ cho ngành công nghiệp nước hiện nay. Trong đó, đo lường là ứng dụng phải kể đến đầu tiên. Nhờ sự trợ giúp của các cảm biến, việc đo mực nước trong bồn chứa trên cao hoặc trong các ao, hồ, sông không còn là nỗi ám ảnh đối với công nhân nữa. Toàn bộ quá trình theo dõi mức nước được gửi đến máy chủ theo định kỳ. Qua đó, người giám sát sẽ biết được lượng nước sử dụng mà không cần phải đến đo hoặc ghi chú trực tiếp.
Ngoài ra, hệ thống IoT còn có thể quản lý nước công nghiệp và nước thải hữu hiệu. Cảm biến được lắp ở nhiều khu vực trong hệ thống nhằm phát hiện nhanh chóng sự biến đổi của áp suất và nhiệt độ, rò rỉ nước hoặc hóa chất,… để có hướng giải quyết nhanh chóng.
Qua những thông tin được chia sẻ bên trên, có thể thấy hệ thống IoT mang lại rất nhiều lợi ích trong tất cả lĩnh vực. Trong đó, ứng dụng IoT trong các ngành công nghiệp giúp doanh nghiệp tối ưu hóa đồng thời quá trình sản xuất và quản lý hoạt động. Nhờ đó, không những tiết kiệm được chi phí nhân công mà còn giúp tăng năng suất hoạt động và giảm giá thành sản phẩm.
Hãy nhanh chóng ứng dụng hệ thống IoT vào doanh nghiệp ngay hôm nay cùng ECO-SMART.
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Giải pháp công nghệ ECO-SMART
🏢 Địa chỉ: 16/10 QL13, Khu phố Đông Nhì, P. Lái Thiêu, TP. Thuận An, Bình Dương
📱 Hotline: 0274 650 2236 / 0932 027 448
📧 Email: admin@eco-smart.biz
🌐 Website: https://eco-smart.biz/