Nhà máy thông minh là nơi hội tụ tất cả sức mạnh của các giải pháp, công nghệ tiên tiến bậc nhất như IoT, AI. Không những giúp tối ưu hóa hiệu quả sản xuất mà nó còn khiến doanh nghiệp nâng tầm cạnh tranh so với các đối thủ. Tuy trên thế giới đã có rất nhiều mô hình được ứng dụng thành công nhưng ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Do đó, trước khi triển khai người quản lý cần nắm rõ các tổng quan về nhà máy thông minh.
3 yếu tố cần quan tâm trước khi áp dụng mô hình nhà máy thông minh
Nói một cách ngắn gọn, tổng quan về nhà máy thông minh bao gồm 3 yếu tố sau:
Cập nhật xu hướng tự động hóa
Đây là yếu tố đầu tiên bắt buộc cần phải có. Bởi các nhà máy thông minh đa phần đều sử dụng các loại công nghệ tiến tiến 4.0 như: lưu trữ trên đám mây, sử dụng robot công nghiệp, an ninh mạng, giám sát bằng công nghệ IoT, AI,…. Nếu không chịu cập nhật xu hướng công nghệ liên tục thì nhà sản xuất không tận dụng tối ưu 100% chức năng của chúng. Điều đó không những gây lãng phí tài nguyên đầu tư mà còn làm giảm sức cạnh tranh hiện có.
Xem chi tiết: Giải pháp nhà máy thông minh
Chuyển đổi con người
Có rất nhiều quan điểm cho rằng nếu đã chuyển đổi sang nhà máy thông minh thì con người không cần phải can thiệp vào các hoạt động nữa. Tuy nhiên, điều này không thực sự đúng. Bởi dù cho nhu cầu sử dụng lao động có bị suy giảm đi nữa thì cũng không thể loại bỏ vai trò chủ chốt của con người trong quá trình điều khiển vận hành và giám sát.
Yếu tố con người lại trở nên quan trọng hơn hết. Bởi tất cả lao động đảm nhận công việc đều yêu cầu có trình độ cao để có thể dự đoán rủi ro, đưa ra hướng giải quyết và ra quyết định xử lý kịp thời để hạn chế tổn thất tối đa. Lúc này, con người sẽ mà mắt xích không thể thiếu cùng với hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại tạo nên dây chuyền tự động hóa giúp hiệu quả sản xuất luôn hoạt động ở mức tối ưu.
Hoạch định tài chính rõ ràng
Nhà máy thông minh là dự án tiêu tốn khá nhiều vốn đầu tư. Do đó, doanh nghiệp cần phải có chiến lược hoạch định tài chính rõ ràng với từng hạng mục nhỏ và công việc chi tiết trong từng giai đoạn. Bên cạnh nguồn ngân sách chính thì ngân sạch dự phòng cũng cần phải có để quá trình chuyển mình của doanh nghiệp không bị gián đoạn ở bất kỳ khâu nào.
Công nghệ hiện đại thường được ứng dụng trong nhà máy thông minh
Điểm cốt lõi của nhà máy thông minh là việc ứng dụng các công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại trong quá trình sản xuất, bảo quản, tiêu thụ. Trong đó bao gồm: cảm biến, robot, động cơ,…
Các cảm biến sẽ được kết nối với hệ thống điều khiển, giám sát để thu thập dữ liệu và cảnh báo về những bất thường có thể xảy đến gây hậu quả xấu cho nhà máy. Chẳng hạn, cảm biến nhiệt độ, độ ẩm sẽ đưa ra cảnh báo khi điều kiện môi trường vượt ngưỡng an toàn được cài đặt sẵn.
Hệ thống cơ sở hạ tầng mạng với nhiều giao thức kết nối giúp nguồn dữ liệu được thu thập, cập nhật và trao đổi liên tục giữa các thiết bị. Dữ liệu được tự động phân tích và lưu trữ trên đám mây giúp tính bảo mật được tối ưu hóa, tạo nên những giá trị vô cùng to lớn đối với tổ chức. Đặc biệt nhất là doanh nghiệp có thể phát hiện ra những cơ hội mới trong sản xuất, phát triển sản phẩm chất lượng đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng hơn qua những báo cáo phân tích đó.
Có thể bạn sẽ quan tâm: Nhà kho thông minh
Có thể kể đến một số giải pháp thông minh, hiện đại, tự động đang được ứng dụng phổ biến tại các nhà máy là:
- Giám sát nhiệt độ, độ ẩm trong kho lạnh
- Giám sát sử dụng năng lượng hiệu quả
- Quản lý và an ninh mạng
- Quản lý tổng thể thiết bị
- Giám sát tình trạng máy móc
- Giám sát nguyên vật liệu sản xuất
- Giám sát nguồn nước cấp, nước thải
Hy vọng những chia sẻ bên trên đã giúp bạn hiểu tổng quan về nhà máy thông minh. Và để quá trình triển khai tốt đẹp, hạn chế các phát sinh không mong muốn gây ảnh hưởng đến ngân sạch và tiến độ thi công, hãy đến ngay với Eco-Smart. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành cùng hàng loạt dự án thành công cho những đối tác lớn, chúng tôi tự tin trong việc chuyển đổi đổi nhà máy thông minh cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.