Giải pháp quản lý hiệu suất thiết bị (OEE) giúp doanh nghiệp nhận thấy những vấn đề trong sử dụng và bảo trì tài sản, xác định phần trăm thời gian sản xuất thực sự hiệu quả và là thước đo tiêu chuẩn để theo dõi tiến trình khắc phục các vấn đề này. Ngoài ra, giải pháp còn mang lại 5 lợi ích sau:
1. Tăng lợi tức đầu tư (ROI)
Máy móc là một khoản đầu tư lớn mà các công ty luôn muốn thực hiện các chiến lược để đạt được lợi tức đầu tư tối đa. Doanh nghiệp có thể chứng minh được giá trị của khoản đầu tư vào hệ thống máy móc thiết bị thông qua số liệu OEE được đo đạc. Vào thời gian đầu trong quá trình sản xuất; hiệu quả sử dụng các thiết bị sẽ chỉ đóng góp một phần nhỏ trong lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình phát triển sản xuất; khi quy mô và các khoản đầu tư vào máy móc nhiều lên; các lãng phí hay tổn thất trong sản xuất thiết bị càng giảm; sẽ giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn.
2. Tăng tính cạnh tranh
Đối với hoạt động sản xuất, việc cắt giảm tổn thất sẽ đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Nếu dây chuyền sản xuất thiếu hiệu quả; doanh nghiệp cần các quy trình và phương pháp cần thiết; để giúp tối đa hóa cơ sở vật chất. Dựa trên các thông tin nhận được qua chỉ số OEE; các nhà quản lý và phân tích có thể xác định bất kỳ ràng buộc hoặc đình trệ nào trong sản xuất.
3. Thể hiện hiệu suất thiết bị trực quan
Chỉ số OEE cho phép Doanh nghiệp hình dung hiệu suất sản xuất một cách dễ dàng. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng các công thức tính toán; và quan sát bất kỳ tổn thất sản xuất nào. Từng yếu tố của sản xuất như tính hữu dụng; tính hiệu quả và chất lượng sẽ được thể hiện rõ ràng; qua các con số được tính toán chi tiết. Nó cho phép doanh nghiệp có thể nhận thấy tình trạng sản xuất hiện tại; và các lĩnh vực mà cơ sở cần cải thiện kịp thời
4. Nắm bắt thông tin chi tiết sản xuất
Doanh nghiệp không thể cải thiện hoạt động sản xuất mà theo kiểu dò dẫm tìm đường. Đó là lý do tại sao sử dụng dữ liệu trực tiếp về trạng thái thiết bị; có thể hỗ trợ các nhà sản xuất vận hành hiệu quả dây chuyền; máy móc thiết bị nhằm giảm thời gian dừng không có kế hoạch; và tăng tốc độ sản xuất trước hoặc sau thời gian dừng có kế hoạch. Các phân tích về mối tương quan giữa hiệu suất; và tổn thất hiệu suất thể hiện cả khả năng thực hiện bảo trì trong tương lai; giúp tiết kệ chi phí đầu tư cho trang thiết bị sản xuất.
5. Giảm chi phí bảo trì máy móc
Hiệu suất thực tế của máy móc tương quan trực tiếp với việc máy có hoạt động hiệu quả hay không. Nó cũng dự báo được khả năng thay thế các thiết bị máy móc trong tương lai. Với OEE, cơ sở sản xuất có thể thực hiện các hoạt động bảo dưỡng máy kịp thời; giảm thiểu nguy cơ mất mát lớn hơn về sau.
Kết luận
Việc tính toán Hiệu suất Tổng thể Thiết bị OEE như trên sẽ giúp các doanh nghiệp xác định được hiệu suất sử dụng và bảo trì tài sản thiết bị của Doanh nghiệp hiện tại, xác định được những hạn chế còn tồn đọng để đưa ra các chiến lược cải tiến bảo trì phù hợp. Đồng thời cũng là cơ sở để triển khai TPM; áp dụng giải pháp phần mềm quản lý bảo trì thiết bị.