Lợi nhuận luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong mỗi doanh nghiệp. Để lợi nhuận đạt mức tối ưu thì phải làm giảm chi phí sản xuất xuống mức tối thiểu. Tuy nhiên, việc này không phải điều dễ dàng, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay. Vậy hãy cùng ECO-SMART tìm hiểu những cách giảm chi phí hiệu quả dưới đây và nhanh chóng ứng dụng tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Giảm chi phí sản xuất ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp?
Có thể hiểu chi phí sản xuất là số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để phục vụ quá trình sản xuất hoặc cho hoạt động kinh doanh. Đó có thể là chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân sự, chi phí bảo trì, chi phí mặt bằng,… Trong nhà máy, người ta thường gọi các loại chi phí này là chi phí sản xuất. Chúng có ảnh hưởng rất lớn, tác động đến mọi mặt của doanh nghiệp.
Quyết định giá bán sản phẩm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh
Nếu chi phí sản xuất đầu vào tăng cao thì chắc chắn giá thành của sản phẩm cũng sẽ tăng theo. Bởi có như thế doanh nghiệp mới đảm bảo thu hồi lại số vốn ban đầu. Nhưng đây lại là nguyên do khiến sản phẩm, hàng hóa khó tiêu thụ trên thị trường, dẫn đến sức cạnh tranh bị suy giảm so với các đối thủ sản xuất trong ngành và khó chiếm được thiện cảm từ người dùng. Hậu quả nghiêm trọng nhất là khi sản phẩm có giá chênh lệch nhiều với mặt bằng chung nhưng chất lượng không thực sự vượt trội sẽ khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng tồn đọng hàng hóa, lâu dần sẽ không còn đủ chi phí để sản xuất tiếp tục, thậm chí phải đóng cửa.
Giảm chi phí sản xuất tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả của phép trừ giữa doanh thu và chi phí sản xuất. Do đó, nếu một trong 2 yếu tố kia thay đổi thì lợi nhuận cũng sẽ biến đổi theo. Có thể chia thành 4 trường hợp như sau (giả sử chất lượng hàng hóa tốt).
- Chi phí sản xuất cao, doanh thu thấp thì lợi nhuận hầu như bằng 0 huề vốn hoặc thậm chí bị lỗ.
- Chi phí sản xuất cao, doanh thu cao thì lợi nhuận sẽ có nhưng không nhiều.
- Chi phí sản xuất thấp, doanh thu thấp thì lợi nhuận không cao, lý do chủ yếu sẽ nằm ở bộ phận bán hàng.
- Chi phí thấp, doanh thu cao thì lợi nhuận sẽ ở mức tối ưu. Đây là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn hướng đến.
Có thể bạn sẽ quan tâm: 7 loại lãng phí trong sản xuất
2 cách giảm chi phí sản xuất hiệu quả nên áp dụng
Qua những phân tích trên có thể thấy việc cắt giảm chi phí sản xuất là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải làm để tối đa lợi nhuận mang về cũng như nâng cao vị thế và thị phần của mình trên thương trường. Dưới đây là 2 cách làm hiệu quả, đã được rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng thành công trong thực tế.
Giảm chi phí nguyên vật liệu
Để bắt đầu quá trình sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào là yếu tố không thể thiếu. Tuy nhiên, thay vì chọn lựa nhà cung cấp dựa trên cảm tính thì nay doanh nghiệp nên đưa ra khảo sát và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định. Giảm chi phí sản xuất ở đây không những chú trọng vào giá rẻ mà còn phải nghĩ xa hơn và đặt ra nhiều yếu tố liên quan khác. Bên cạnh đó, nên tiết kiệm trong việc sử dụng nguồn nguyên liệu hiệu quả trong giai đoạn sản xuất.
Đầu tư vào giải pháp công nghệ, thiết bị hiện đại
Nghe đến hai từ “đầu tư” chắc hẳn có nhiều doanh nghiệp sẽ cảm thấy lạ bởi ta đang đi tìm cách giảm chi phí mà sao lại là đầu tư. Trang bị máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại chắc chắn sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền của doanh nghiệp trong thời gian đầu. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng các loại chi phí nhân công, chi phí bảo trì,… sẽ được cắt giảm tối đa. Không những thế, khả năng hoạt động của máy móc công nghệ còn mang đến hiệu quả sản xuất cao, loại bỏ sai sót và cho khả năng hoạt động liên tục, nâng cao năng suất làm việc.
Bên cạnh đó, các giải pháp công nghệ hiện đại còn giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành, nhất là trong thời đại công nghiệp 4.0 phát triển như vũ bão hiện nay. Có thể kể đến một số giải pháp giảm chi phí sản xuất bằng công nghệ cao như:
Giải pháp giám sát nhiệt độ và độ ẩm
Nhiệt độ và độ ẩm là 2 yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nguyên liệu thô ở đầu vào. Thay vì phải sử dụng nhân công kiểm tra, đo đạc thường xuyên thì với giải pháp này các cảm biến sẽ đảm nhiệm thay thế. Chúng có thể hoạt động liên tục 24/7 với độ chính xác cao, hạn chế lỗi sai hơn qua đó giúp làm giảm chi phí sản xuất. Đồng thời, dữ liệu được cập nhật liên tục theo thời gian thực và gửi báo cáo nhanh chóng về trung tâm điều khiển để người quản lý theo sát được tình hình.
Xem chi tiết: Hệ thống giám sát nhiệt độ độ ẩm
Giải pháp giám sát nguyên liệu sản xuất
Silo là một trong những kho lưu trữ hiệu quả nhất hiện nay. Để kiểm soát mức nguyên liệu bên trong người ta sử dụng các loại cảm biến báo mức, có thể thực hiện công tác đóng/mở máy bơm nguyên liệu tự động dựa trên lượng mức đo được. Bên cạnh đó, cảm biến nhiệt độ và độ ẩm cũng được sử dụng giúp hạn chế tối thiểu các trường hợp nguyên bị bị hư hỏng do yếu tố môi trường.
Xem chi tiết: Giải pháp giám sát nguyên liệu sản xuất
Với những chia sẻ bên trên, hy vọng bạn đã biết thêm một số cách làm giảm chi phí hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng thêm lợi nhuận trong tương lai. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn chi tiết về các giải pháp công nghiệp trên hãy liên hệ với ECO-SMART để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.