LEAN là gì? Ứng dụng mô hình LEAN trong doanh nghiệp

LEAN là gì?

Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc LEAN là gì cùng những nguyên tắc cơ bản trong mô hình LEAN ở doanh nghiệp. Cùng khám phá ngay với ECO-SMART!

LEAN là gì?

Khái niệm về LEAN: Lean Manufacturing hay còn được gọi tắt là LEAN với tên tiếng việt là sản xuất tinh gọn. Đây là tổ hợp các phương pháp được áp dụng nhằm loại bỏ lãng phí và những điểm bất hợp lý trong quá trình sản xuất hoặc chiến lược kinh doanh. Qua đó, tối ưu hóa chi phí thấp hơn, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường và nâng cao tính cạnh tranh so với đối thủ. LEAN đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

LEAN là gì được thể hiện cụ thể như sau:

Ví dụ, trong chiến lược kinh doanh tập trung chủ yếu vào việc làm hài lòng khách hàng thông qua sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp thì những sản phẩm/ dịch vụ này phải đảm bảo đủ số lượng, đúng chất lượng yêu cầu và thời gian đề ra của khách hàng. Doanh nghiệp không được làm quá mức so với tiêu chí hoặc quá thừa số lượng cần có.

Lean là quá trình liên tục nhằm thay đổi và thích nghi liên tục chứ không phải là một mục tiêu cố định hay khẩu hiệu có tính lý tưởng hóa. Lean là việc làm phát triển theo cách bền vững và lâu dài. Nó là nguyên tắc cốt lõi mà ở đó tổ chức cần xây dựng mối quan hệ bền vững với các bộ phận liên quan như: nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, đối tác,…

Lợi ích của mô hình LEAN là gì?

  • Gia tăng sự hài lòng của khách hàng nhờ tập trung vào việc tăng giá trị sản phẩm/ dịch vụ cung cấp.
  • Giảm giá thành của sản phẩm/ dịch vụ -> tăng lợi nhuận nhờ loại bỏ được lãng phí ra khỏi quá trình sản xuất, kinh doanh.
  • Hạn chế sai sót, cải thiện tốc độ làm việc của nhân viên.

Lợi ích của áp dụng hệ thống sản xuất tinh gọn Lean

mũi tênXem thêm: Sản xuất tinh gọn là gì

Đối tượng áp dụng

Bản chất của mô hình LEAN tập trung trung vào việc loại bỏ lãng phí trong doanh nghiệp, nỗ lực cải tiến gia tăng giá trị cho khách hàng nên phạm vi và đối tượng có thể ứng dụng LEAN là gì không còn gói gọn trong doanh nghiệp và thị trường kinh doanh nữa. Thay vào đó, mọi lĩnh vực, ngành nghề cung cấp sản phẩm/ dịch vụ như: bệnh viện, chăm sóc sức khỏe, ngân hàng, cơ quan hành chính, du lịch,… đều áp dụng được LEAN.

Nguyên tắc trong mô hình LEAN

Mô hình LEAN ra đời từ hệ thống sản xuất của Toyota (Nhật Bản) vào những năm 1950 và vẫn được phát triển cho đến hiện tại nhờ hiệu quả tuyệt vời trong việc nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên để thực hiện tốt mô hình LEAN cần nắm rõ những nguyên tắc sau:

1. Nhận thức về sự lãng phí

Nguyên tắc đầu tiên trong mô hình LEAN là việc nhận thức về những gì đang có ưu thế và những gì không làm tăng giá trị cho khách hàng hoặc cho bản thân doanh nghiệp. Bất kỳ vật liệu, quy trình nào không đóng góp vào việc tăng giá trị thì tốt nhất nên loại bỏ ngay. Ví dụ như việc vận chuyển nguyên vật liệu qua lại giữa các phân xưởng khá lãng phí, có thể loại bỏ để tiết kiệm thời gian và chi phí. Thay vào đó, ngay từ ban đầu nên tính toán hợp lý đúng số lượng cần và nhập kho duy nhất 1 lần.

mũi tênCó thể bạn sẽ quan tâm: 7 loại lãng phí trong sản xuất

2. Chuẩn hóa quy trình

Lean là gì đòi hỏi phải có quy trình chuẩn cho từng công đoạn sản xuất. Trong đó bao gồm hướng dẫn chi tiết trình tự, thời gian và kết quả cho tất cả các thao tác để công nhân thực hiện theo đúng. Nhờ đó, sự khác biệt trong cách vận hành không còn, đồng thời hạn chế được lỗi sai gây hư hỏng thiết bị. 

3. Quy trình liên tục

Mô hình LEAN thường nhắm đến các quy trình sản xuất liên tục, đảm bảo không bị ùn tắc, gián đoạn hay trả về gây mất thời gian. Khi triển khai thành công, thời gian chu kỳ sản xuất sẽ giảm đến 90%.

4. Sản xuất “Pull”

Sản xuất Pull hay còn gọi là Just-in-Time (JIT) là chủ trương chỉ sản xuất những gì cần vào lúc cần đến. Tức là mỗi phân xưởng có nhiệm vụ chỉ sản xuất theo đúng theo yêu cầu của giai đoạn kế tiếp.

5. Chất lượng từ gốc

LEAN chú trọng đến vấn đề loại bỏ phế phẩm từ gốc và kiểm soát chất lượng được thực hiện bởi những công nhân là một phần công việc trong quy trình sản xuất.

6. Liên tục cải tiến

Ở LEAN đòi hỏi sự cố gắng liên tục để đạt đến sự hoàn thiện bằng cách không ngừng loại bỏ lãng phí ngay khi phát hiện ra chúng. Điều này đòi hỏi rất lớn sự tham gia tích cực của nhân viên làm việc trong công đoạn sản xuất, kinh doanh.

Có thể thấy LEAN là gì là tổ hợp khá đơn giản gồm các phương pháp được áp dụng để loại bỏ lãng phí trong doanh nghiệp. Thế nhưng để áp dụng hiệu quả LEAN trong thực tế khá khó khăn. Bởi nó đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có những tiêu chí rõ ràng, hành động nhất quán và đặc biệt phải có sự đoàn kết từ tất cả nhân viên. Có như thế, lãng phí bất hợp lý mới được loại bỏ giúp chi phí sản phẩm thấp hơn, chất lượng tốt hơn và nâng cao được năng lực cạnh tranh trên thị trường.