Áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất tại Việt Nam

Thế giới đang trải qua những thay đổi lớn nhất của ngành công nghiệp trong hơn 100 năm qua. Chính vì thế, áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất trở thành một chủ đề nóng hổi được nhiều sự quan tâm.

Cách mạng 4.0 là xu thế của các công nghệ và quy trình sản xuất gắn với tự động hóa và trao đổi dư liệu của tất cả các thành tố tham gia vào hoạt động sản xuất. Những công nghệ vẫn hay được nhắc đến bao gồm robot; in 3D; thực tế ảo tương tác; kết nối vạn vật trong công nghiệp; dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo.

Tuy nhiên, việc bắt kịp cũng như hiện thực hóa được những lợi ích mà công nghiệp 4.0; mang lại phụ thuộc rất nhiều vào một yếu tố trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là làm sao có thể nhanh chóng đáp ứng những thay đổi từ thị trường; tối ưu chi phí sản xuất, tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận.

Rất nhiều những nghiên cứu chỉ ra rằng; 4 yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh của mình bao gồm: tính linh hoạt; sự hiệu quả; tốc độ thực thi và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Công nghiệp 4.0 cũng không hướng tới mục tiêu nào khác ngoài các yếu tố trên; và việc hiện thực hóa các công nghệ mà công nghiệp 4.0 mang lại; nhằm đảm bảo những yếu tố cốt lõi trên mới là thách thức lớn với hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất tại Việt Nam

mũi tênCó thể bạn sẽ quan tâm: Giải pháp IoT

Công nghệ 4.0 trong sản xuất tại Việt Nam

Công nghiệp 4.0 diễn ra trong bối cảnh các công nghệ tự động hóa; và công nghệ thông tin phát triển như vũ bão. Vì vậy, diễn tiến của nó sẽ làm thay đổi cục diện kinh tế xã hội chỉ trong vòng vài năm; thay vì hàng chục năm như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Tiêu biểu trong đó là trào lưu chuyển đổi số (Digital Transformation) dẫn đến sự phá vỡ; và tái cấu trúc của hầu hết các mô hình kinh doanh trong tất cả các ngành.

Những mô hình sản xuất kinh doanh mới được tạo ra có sức phát triển; và cũng là thách thức với những mô hình kinh doanh truyền thống. Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới – ông Klaus Schwab, đã nói: “Thế giới ngày nay không còn là nơi cá lớn nuốt cá bé mà là nơi cá nhanh nuốt cá chậm”.

Như vậy, ta có thể thấy Công nghiệp 4.0 không chỉ là một xu thế mà là lựa chọn để đảm bảo sự tồn vong; và phát triển của doanh nghiệp. Hơn nữa, tốc độ diễn tiến nhanh chóng của nó đòi hỏi chúng ta cần khẩn trương nắm bắt; và hiện thực hóa nếu không muốn mãi mãi bị bỏ lại ở phía sau.

Với những kỳ vọng đó, các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam phải sẵn sàng để đón bắt những cơ hội; bằng những cải tổ sâu rộng trong hoạt động của mình. Tự động hóa trong kỷ nguyên 4.0 ứng dụng có thể cụ thể từng cấp độ của hoạt động sản xuất; từ công đoạn sản xuất cho đến dây chuyền và toàn bộ nhà máy.

mũi tênCó thể bạn sẽ quan tâm: Ứng dụng iot trong công nghiệp

Các giải pháp để áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất

Ở cấp độ công đoạn sản xuất, những ứng dụng quan trọng có thể kể đến gồm có kiểm tra chất lượng; truy xuất nguồn gốc, bảo trì tiên đoán, sắp xếp và bốc dỡ hàng hóa, IIoT, Big Data và AI.

Việc kiểm tra chất lượng vốn được thực hiện bởi con người và là một trong những công đoạn tốn nhân công trong dây chuyền sản xuất. Với những thiết bị cảm biến hiện đại; đặc biết là cảm biến hình ảnh hoặc camera công nghiệp thế hệ mới kết hợp cùng các bộ PLC tiên tiến; việc kiểm tra chất lượng có thể được tự động hóa hoàn toàn với năng suất; công suất và độ tin cậy. Những PLC hàng đầu thế giới còn có khả năng tích hợp với tất cả các thiết bị hệ thống tự động hóa tạo ;nên một hệ thống kết nối vạn vật trong sản xuất (IIoT); thu thập và tổng hợp dữ liệu của quá trình sản xuất; qua đó cho phép hiện thực hóa việc truy xuất nguồn gốc nguyên liệu và sản phẩm.

Bên cạnh những dữ liệu về sản phẩm và nguyên vật liệu; IIoT còn cho phép thu thập dữ liệu của toàn bộ máy móc, cấu kiện từ các thiết bị cảm biến dưới dạng Big Data. Từ đây, kết hợp với trí tuệ nhân tạo và Machine Learning để phân tích dữ liệu thu thập này để có thể giúp đánh giá tình trạng máy móc; qua đó có những khuyến nghị bảo trì thay thế máy móc và linh kiện theo định kỳ; hoặc vào thời điểm phù hợp nhằm giảm thiểu việc gián đoạn sản xuất. Đây chính là việc hiện thực hóa bảo trì tiên đoán.

 

Mô hình nhà máy thông minh
Mô hình nhà máy thông minh

mũi tênCó thể bạn sẽ quan tâm: Giải pháp nhà máy thông minh

Một số dòng PLC thông minh thế hệ mới đã tích hợp sẵn tính năng AI (AI PLC) để tự động thu thập; phân tích và điều chỉnh các thông số điều khiển tối ưu cho công đoạn sản xuất mà không cần có sự can thiệp của con người; góp phần liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm; giúp cho việc chuyển đổi sản xuất giữa các sản phẩm diễn ra nhanh chóng và chính xác; qua đó nâng cao hiệu quả và tăng cường tính linh động trong sản xuất.

Nền tảng IIoT cho phép kết nối hệ thống vận hành (OT), điều hành sản xuất (MES); quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) với hệ thống công nghệ thông tin doanh nghiệp (ERP, SCM, CRM, WMS); qua đó giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quát về mọi khía cạnh của hoạt động sản xuất và kinh doanh; kết nối hoàn chỉnh hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa trên phạm vi toàn chuỗi cung ứng.

Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Giải pháp công nghệ ECO-SMART
🏢 Địa chỉ: 16/10 QL13, Khu phố Đông Nhì, P. Lái Thiêu, TP. Thuận An, Bình Dương
📱 Hotline: 0274 650 2236 / 0932 027 448
📧 Email: admin@eco-smart.biz
🌐 Website: https://eco-smart.biz/