Chuyển Đổi Số Trong Doanh Nghiệp Tại Việt Nam: Cơ Hội Và Thách Thức

Trước tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và không ít những thách thức. Vì vậy, chuyển đổi số là yêu cầu, xu hướng tất yếu, khách quan để cộng đồng doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Để hiểu rõ hơn chuyển đổi số cho doanh nghiệp là gì? Vì sao doanh nghiệp cần chuyển đổi số, hãy cùng ECO-SMART tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Chuyển đổi số doanh nghiệp là gì?

Chuyển đổi số doanh nghiệp (Digital transformation) là việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào quá trình sản xuất, hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu chính: gia tăng hiệu quả vận hành của hệ thống, nâng cao trải nghiệm làm hài lòng khách hàng và tạo dựng vững chắc lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Chuyển đổi số là quá trình áp dụng các công nghệ tiên tiến để giải quyết các vấn đề dựa trên nền tảng của việc số hóa dữ liệu (chuyển đổi lưu trữ thông tin từ cách thức truyền thống thành các dữ liệu số).

Đối với doanh nghiệp, chuyển đổi số không đơn thuần chỉ là “việc di dời” hồ sơ, giấy tờ và công việc lên nền tảng ứng dụng trên internet như một số người nhận định mà nó là cả một quá trình “chuyển mình” đầy thử thách và hứa hẹn nhiều chứa đựng rất nhiều tiềm năng. Bởi những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp một khi thành công là vô cùng to lớn.

Chuyển đổi số doanh nghiệp là gì?

mũi tênXem thêm: Công nghiệp 4.0

Vì sao doanh nghiệp cần chuyển đổi số?

Nếu muốn tồn tại và phát triển trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì việc chuyển đổi số doanh nghiệp là điều cần thiết. Chuyển đổi số mang lại các lợi ích to lớn như:

  • Tiết kiệm thời gian, giảm hao tổn chi phí cho các hoạt động quản lý tổng thể của doanh nghiệp.
  • Nâng cao khả năng tiếp cận với nguồn khách hàng tiềm năng, sát với các nhu cầu tìm kiếm của doanh nghiệp.
  • Khả năng tìm ra lỗ hổng, điểm yếu trong quá trình sản xuất nhạy bén hơn thông qua việc giám sát liên tục máy móc, quy trình làm việc. Từ đó, hiệu quả làm việc lẫn khả năng cạnh tranh đều được nâng cao.
  • Các loại báo cáo được thực hiện nhanh chóng, chi tiết, chuyên sâu hơn. Có thể xuất dữ liệu báo cáo mọi lúc mọi nơi từ các thiết bị thông minh để kịp thời đưa ra các giải pháp tối ưu hiệu quả.

Vì sao doanh nghiệp cần chuyển đổi số?

mũi tênXem thêm: Công nghệ 4.0 trong sản xuất

Mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp

Mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp được chia thành các cấp độ cụ thể như sau:

Mức 0 – Chưa chuyển đổi số: Tại mức này, doanh nghiệp hầu như không tham gia hoặc tham gia ít hoạt động chuyển đổi số đáng kể.

Mức 1 – Khởi đầu: Doanh nghiệp đã bắt đầu tham gia vào một số hoạt động chuyển đổi số, mặc dù ở mức độ khởi đầu.

Mức 2 – Bắt đầu: Tại mức này, doanh nghiệp đã nhận thức được sự quan trọng của việc chuyển đổi số và đã bắt đầu thực hiện các hoạt động chuyển đổi số tại từng khía cạnh của tổ chức. Các hoạt động này đã bắt đầu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và trải nghiệm của khách hàng.

Mức 3 – Hình thành: Tại mức này, việc chuyển đổi số của doanh nghiệp đã bắt đầu hình thành dưới các khía cạnh và bộ phận khác nhau. Điều này đã đem lại lợi ích và hiệu quả thiết thực cho các hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng. Doanh nghiệp ở mức 3 đã bắt đầu hình thành hình ảnh của một doanh nghiệp số.

Mức 4 – Nâng cao: Tại mức này, chuyển đổi số của doanh nghiệp đã được nâng cao lên một tầm cao mới. Nền tảng số, công nghệ số và dữ liệu số đã giúp tối ưu hóa nhiều khía cạnh của hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như trải nghiệm của khách hàng. Tại mức 4, doanh nghiệp đã trở thành một doanh nghiệp số với nhiều khía cạnh quan trọng của mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng số và dữ liệu số.

Mức 5 – Dẫn dắt: Tại mức này, doanh nghiệp đã đạt đến mức độ hoàn thiện trong việc chuyển đổi số và thực sự trở thành một doanh nghiệp số. Hầu hết các khía cạnh của mô hình kinh doanh của họ dựa trên và được dẫn dắt bởi nền tảng số và dữ liệu số. Doanh nghiệp ở mức 5 có khả năng dẫn dắt quá trình chuyển đổi số và tạo lập một hệ sinh thái toàn diện cho doanh nghiệp số.

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiến hành thẩm định và đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp dựa trên kết quả tự đánh giá của doanh nghiệp, hoặc sự đánh giá từ các tư vấn độc lập hoặc từ Sở Thông tin và Truyền thông. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Thông tin và Truyền thông có thể tổ chức đánh giá trực tiếp đối với doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp đã được Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định và đánh giá, họ sẽ được cấp Chứng nhận về mức độ chuyển đổi số. Chứng nhận này có thể được sử dụng để quảng cáo thương hiệu cũng như đăng ký tham gia các chương trình và dự án chuyển đổi số doanh nghiệp của cơ quan nhà nước.

Tiềm năng chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại Việt Nam

So với Mỹ và Châu Âu thì quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại Việt Nam đơn giản và có ít rủi ro hơn. Việt Nam hiện đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất ấn tượng. Sự phát triển của các tầng lớp trung lưu tại Việt Nam cũng phát triển nhanh nhất tại Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Việt Nam đang sở hữu kha khá nguồn nhân lực về các mảng công nghệ được đào tạo bài bản ở các trường IT. 

Làm sao để chuyển đổi số trong doanh nghiệp?

Để áp dụng các quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp thành công thì bắt buộc phải có mô hình thiết kế hoàn hảo với từng bước đi cụ thể.

1. Xác định mục tiêu của Chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần xác định mức độ số hóa và các mục tiêu kỹ thuật dài hạn cho chính họ. Đây là bước quan trọng, có ảnh hưởng đến lớn đến các bước đi sau và tác động trực tiếp đến kết quả của quá trình chuyển đổi.

2. Đưa ra các chiến lược trong việc chuyển đổi số

Sau khi xác định chính xác được mục tiêu thì doanh nghiệp cần xây dựng một bản kế hoạch khả thi, phù hợp với trạng thái hiện tại của tổ chức. Kế hoạch sẽ bao gồm việc chọn ra các khu vực cần cải thiện. Sau đó bắt đầu tích hợp các hệ thống kỹ thuật số, giải pháp IoT vào từng khu vực này.

Cần thực hiện bám sát theo từng bước của kế hoạch. Bởi doanh nghiệp có thể dẫn đến thất bại nếu như cố gắng hoàn thành một bước nào một cách vội vàng.

3. Xác định sự cần thiết của các công nghệ hỗ trợ

Các công nghệ hỗ trợ như IoT, phân tích, bộ nhớ đám mây, VR và AI là những nhân tố giúp quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp diễn ra thành công. Để biết được công nghệ hỗ trợ nào phù hợp thì doanh nghiệp cần nghiên cứu chi tiết từng công cụ hoặc liên hệ với các chuyên gia giải pháp chuyển đổi số để có được lựa chọn tốt nhất.

Làm sao để chuyển đổi số trong doanh nghiệp?

4. Nhà lãnh đạo phải có năng lực về công nghệ

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp đòi hỏi sử dụng rất nhiều giải pháp công nghệ hiện đại với đội ngũ kỹ sư chuyên môn cao. Do đó, ban lãnh đạo doanh nghiệp buộc phải là những người có năng lực về công nghệ để đảm bảo công tác chuyển đổi thành công.

Giải pháp chuyển đổi số công nghiệp sản xuất từ ECO-SMART

ECO-SMART, thuộc tập đoàn quốc tế Ecozen, với hơn 30 năm kinh nghiệm kiểm soát quy trình công nghiệp và tự động hóa, đang đẩy mạnh hợp tác với những đối tác chiến lược nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của ngành sản xuất công nghiệp tại Việt Nam.

Dựa trên những hiểu biết sâu sắc về nhu cầu của ngành công nghiệp, ECO-SMART đã thiết kế một phương pháp toàn diện và có hệ thống cho việc triển khai chuyển đổi số Công nghiệp 4.0 với tiêu chí ROI để đo lường những lợi ích đạt được. ECO-SMART cung cấp các giải pháp theo module và toàn diện, có thể áp dụng từng bước một từ công nghệ thấp đến công nghệ cao, cho phép thời gian để học hỏi và điều chỉnh đảm bảo triển khai thành công. Những giải pháp chính mà ECO-SMART cung cấp:

  • EEC (Energy Efficiency & Conservation): Giám sát năng lượng sử dụng hiệu quả
  • OEE (Overall Equipment Effectiveness): Quản lý tổng thể hiệu suất thiết bị
  • RPV (Real-time Process Visualization Management): Quản lý trực quan hóa quy trình thời gian thực
  • ECM (Equipment condition monitoring): Giám sát tình trạng máy móc

Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Giải pháp công nghệ ECO-SMART
🏢 Địa chỉ: 16/10 QL13, Khu phố Đông Nhì, P. Lái Thiêu, TP. Thuận An, Bình Dương
📱 Hotline: 0274 650 2236 / 0932 027 448
📧 Email: admin@eco-smart.biz
🌐 Website: https://eco-smart.biz/

mũi tênCó thể bạn sẽ quan tâm: Giải pháp IoT trong sản xuất