Ngày nay, bên cạnh phát triển vượt bậc của công nghệ như: AI, Big Data, Điện Toán Đám Mây,… là sự xuất hiện thường xuyên của các vụ tấn công mạng. Hậu quả khiến nhiều cá nhân, doanh nghiệp chịu tổn thất lớn về danh tiếng và lợi nhuận. Hiểu được tất cả các yếu tố cơ bản về anh ninh mạng “Cyber Security là gì?” sẽ giúp bạn có các giải pháp đối phó kịp thời, bảo vệ lợi ích của bản thân.
Cyber security là gì?
An ninh mạng (Cyber Security) là những phương thức, hoạt động diễn ra nhằm đảm bảo sự toàn vẹn, bảo mật và tính khả dụng (ICA) của dữ liệu, thông tin được lưu trữ trên máy tính, máy chủ, di động, hệ thống mạng khỏi các cuộc tấn công qua internet.
Ngày nay, việc thực hiện các biện pháp an ninh mạng Cyber Security hiệu quả là một thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp. Bởi ngày càng có nhiều thiết bị thông minh được tạo cũng như những kẻ tấn công đang trở nên thông minh và sáng tạo hơn.
Chức năng của Cyber Security
- Bảo vệ doanh nghiệp khỏi các phần mềm độc hại, phần mềm tống tiền, lừa đảo và kỹ thuật xã hội.
- Bảo vệ dữ liệu và mạng trong doanh nghiệp cũng như thông tin của khách hàng.
- Phòng chống người dùng xâm nhập trái phép.
- Tăng nhanh thời gian và hiệu quả phục hồi sau mỗi đợt bị tấn công mạng.
- Cải thiện niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu.
Ưu điểm
- Tiết kiệm nguồn nhân lực: Các mô hình an ninh mạng được kiểm chứng kỹ lưỡng giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa công sức nghiên cứu nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng các chuẩn bảo mật khắt khe.
- Cyber Security tăng cường an ninh mạng trong doanh nghiệp.
- Tăng khả năng bảo mật dữ liệu.
- Dễ dàng quản lý, giám sát hệ thống an ninh.
Có thể bạn sẽ quan tâm: Hệ thống MES
Nhược điểm
- Quá trình thực thi có thể diễn ra trong nhiều ngày, gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.
- Cyber Security không được sử dụng đúng cách có thể gây ra các lỗ hổng bảo mật, tăng cao rủi ro bị tấn công
- Chi phí sử dụng và duy trì Cyber Security khá tốn kém
Các loại an ninh mạng
Phạm vi an ninh mạng rất rộng. Tuy nhiên, Cyber Security tập trung chủ yếu ở các các lĩnh vực cốt lõi dưới đây.
Bảo mật mạng
An ninh mạng chống lại sự xâm nhập trái phép từ bên ngoài cũng như nội gián phá hoại từ bên trong. Để giúp việc quản lý diễn ra tốt hơn, các đội bảo mật sẽ sử dụng thêm nhiều máy móc tiên tiến để cập nhật lưu lượng thông tin bất thường và cảnh báo các mối đe dọa theo thời gian thực.
Bảo mật trên đám mây
Dữ liệu của doanh nghiệp hiện nay đa phần được lưu trữ trên đám mây. Tuy công nghệ này mang lại nhiều tiện ích nhưng nó cũng rất dễ bị hacker xâm phạm vào. Do đó, Cyber Security được ứng dụng để tăng cao khả năng bảo mật.
Bảo mật Internet of Things (IoT)
IoT tập trung rất nhiều hệ thống vật lý như thiết bị gia dụng, cảm biến, máy in và máy quay an ninh. Đa phần thiết bị IoT hoạt động trong một trạng thái không an toàn và ít hoặc không có lớp bảo mật. Từ đó, mối nguy về việc bị tấn công mạng trở thành thách thức của tất cả doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của an ninh mạng
Trong thế giới mở rộng kết nối internet như hiện nay, tất cả mọi người đều có quyền tự do truy cập thông tin. Thế nhưng đây cũng là mặt hại vì nó gây ra nhiều cuộc tấn công an ninh mạng. Các hacker có thể đánh cắp mọi thứ từ danh tính, thông tin bảo mật nhạy cảm để tống tiền.
Bên cạnh mục đích tống tiền phổ biến thì tấn công mạng còn tồn tại một số mục đích khác phức tạp và nguy hiểm hơn như: cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, tấn công an ninh hoặc kinh tế của một quốc gia, giả mạo tổ chức lừa gạt người khác, tấn công đánh sập một tổ chức tôn giáo,…
Bất kỳ những thông tin nhạy cảm nào cho dù đó là tài sản trí tuệ, số liệu tài chính, thông tin cá nhân được lưu trữ trên máy tính khi bị truy cập trái phép có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực đến chủ sở hữu. Nhất là đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, bệnh viện, tệ nhất là toàn bộ quốc gia bị xâm phạm thông tin.
Có thể thấy, sự tự do trong thế giới mạng càng khiến cho ranh giới giữa thành công và thất bại thảm hại trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Vì lẽ đó, Cyber Security trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực, buộc phải có trong tổ chức để đảm bảo lợi ích thương mại cũng danh tiếng của mình.
Quyết định xây dựng mô hình an ninh mạng Cyber security là bạn đã thành công đến 50% trong việc áp dụng các tiêu chuẩn bảo mật trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, đội ngũ an ninh mạng phải được thường xuyên phải duy trì được mô hình đó mới có thể tạo ra kết quả như mong đợi cho hệ thống an ninh mạng của doanh nghiệp. Qua đó, giúp thông tin của doanh nghiệp và khách hàng được bảo mật và an toàn.
Xem thêm: Giải pháp IoT trong công nghiệp