Công nghệ Lora – Loại bỏ giới hạn của IoT

Công nghệ Lora là gì?

Nếu đã tìm hiểu về IoT thì chắc hẳn bạn đã nghe qua đâu đó thuật ngữ Lora. Cùng khám phá xem công nghệ Lora là gì và ứng dụng công nghệ Lora trong thực tế như thế nào nhé!

Công nghệ Lora là gì?

LoRa là tên viết tắt của cụm từ Long Range Radio. Công nghệ này là một công nghệ không dây dùng để truyền dữ liệu tầm xa hoặc năng lượng thấp. 

Công nghệ Lora hoạt động ở các băng tần khác nhau tùy thuộc vào vùng lãnh thổ.

  • Ở Hoa Kỳ hoạt động ở băng tần 915 MHz
  • Ở châu Âu hoạt động ở băng tần 868 MHz
  • Ở châu Á hoạt động ở dải tần 865 đến 867 MHz hoặc 920 đến 923 MHz.

Nhờ sử dụng chirp signal mà các tín hiệu LoRa với các chirp rate khác nhau có thể hoạt động trong cùng một khu vực mà không gây nhiễu cho nhau. Điều này cho phép nhiều thiết bị LoRa có thể trao đổi dữ liệu trên nhiều kênh đồng thời.

Công nghệ Lora là gì?

mũi tênCó thể bạn sẽ quan tâm: Hệ thống Scada là gì

LoRa sử dụng thuật toán tốc độ dữ liệu thích ứng để giúp tối đa hóa tuổi thọ pin và dung lượng mạng của thiết bị. Các giao thức của nó bao gồm nhiều lớp mã hóa, ở cấp độ mạng, ứng dụng và thiết bị, cho phép liên lạc an toàn. Tính hai chiều của giao thức hỗ trợ các thông điệp quảng bá, cho phép chức năng cập nhật phần mềm.

Sự phát triển của IoT bị giới hạn bởi dung lượng của mạng. Thế nhưng, các tính năng được tích hợp trong LoRa lại khắc phục được tất cả điểm yếu của IoT. Công nghệ Lora cho phép truyền dữ liệu với khoảng cách lên đến hàng km mà không cần sử dụng các mạch khuếch đại công suất. Nhờ vậy, năng lượng tiêu thụ được tiết kiệm tối đa khi truyền/nhận dữ liệu.

Ưu điểm của ứng dụng công nghệ Lora

  • Vùng phủ sóng rộng đo được bằng km.
  • Công nghệ Lora hoạt động trên tần số miễn phí, không cần chi phí cấp trả trước.
  • Cảm biến công suất thấp giúp tiết kiệm tuổi thọ pin cho các thiết bị.
  • Một gateway Lora đơn có thể chăm sóc cho hàng ngàn thiết bị đầu cuối.
  • Không giới hạn số lượng tin nhắn hàng ngày.
  • Bảo mật 1 lớp cho mạng và 1 lớp cho ứng dụng có mã hóa AES.

Nhược điểm của ứng dụng công nghệ Lora

  • Giới hạn tải trọng ở 100 byte.
  • Không phải là ứng cử viên lý tưởng cho các ứng dụng đòi hỏi theo dõi theo thời gian thực.
  • Vì sử dụng tần số mở nên khi ứng dụng công nghệ Lora vào thực tế có thể bị nhiễu tần số và tốc độ dữ liệu thấp hơn.

Ứng dụng công nghệ Lora

Người ta ứng dụng công nghệ LoRa để kết nối không dây các cảm biến, gateway, máy móc, thiết bị, động vật, con người,… với đám mây.

Các ứng dụng công nghệ Lora phổ biến phải kể đến là: theo dõi hàng tồn kho, đo lường thông minh, giám sát dữ liệu các máy bán hàng tự động,… Trong thực tế, ứng dụng công nghệ Lora vào bất cứ nơi nào cần kiểm soát và báo cáo dữ liệu, nhất là trong các nhà máy sản xuất.

Ứng dụng công nghệ Lora trong tự động hóa

Ứng dụng công nghệ Lora trong sản xuất nông nghiệp

mũi tênCó thể bạn sẽ quan tâm: OEE là gì

Bên trong nhà máy các loại tài sản, thiết bị máy móc thường được gắn các cảm biến thông minh có chức năng cung cấp thông tin về mức tiêu thụ. Tuy nhiên, nếu các cảm biến này ở xa phòng điều khiển tới vài km, bị ngăn cách các vật cản khác nữa thì buộc phải lắp đặt thêm cáp hoặc bộ đàm để con người quan sát và báo cáo tình trạng. Chi phí cho việc lắp đặt thêm này rất cao. 

Vì thế ngay khi được sáng chế thành công, người ra đã ứng dụng công nghệ Lora để khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống cũ. Điều này mang lại lợi ích đáng kể trong các nhà máy có nhiều cảm biến thu thập dữ liệu có giá trị nhưng lại hoạt động biệt lập nhưng không thể khôi phục.

Ứng dụng công nghệ Lora để dự báo sản xuất

ứng dụng công nghệ Lora trong nhà máy công nghiệp

mũi tênCó thể bạn sẽ quan tâm: Các giải pháp IoT trong công nghiệp

Muốn thu thập dữ liệu từ môi trường thô ở một số nhà kính quy mô lớn chắc chắn bạn sẽ phải bỏ ra một lượng lớn thời gian để di chuyển xung quanh cập nhật tình trạng thực tế. Tuy nhiên, ở một số nơi có địa hình khó khăn hoặc những nơi nguy hiểm thì cách là thủ công thế này không phải là ý tưởng tốt.

Tuy nhiên, với ứng dụng công nghệ Lora chi phí đi dây thông thường sẽ được loại bỏ bằng các nút Wzzard LoRaWAN để thu thập dữ liệu về mức gió, nhiệt độ, độ ẩm, lượng nước, bức xạ,… từ các cảm biến đất và gateway riêng WISE-6610 LoRaWAN.

Công nghệ Lora giao tiếp trực tiếp với các cảm biến khí hậu và khôi phục những thông tin này thông qua một giao diện liên lạc cục bộ. Cuối cùng, nó sẽ cung cấp dữ liệu thông qua kết nối di động 4G LTE, có nghĩa là sau khi ứng dụng công nghệ Lora thì nó có thể được triển khai ở bất kỳ nơi nào có vùng phủ sóng di động.

Đồng thời dựa vào những dữ liệu được thu thập sẽ đưa ra được các dự báo sản xuất từ môi trường nhà kính. Nhờ đó mà khách hàng có thể cải thiện hiệu quả sản xuất và quản lý khâu hậu cần tốt hơn.

Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu công nghệ số 4.0 trong nhà máy. ECO-SMART hiện là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực này, do đó đừng ngại liên hệ với chúng tôi qua liên hệ dưới đây:

Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Giải pháp công nghệ ECO-SMART
🏢 Địa chỉ: 16/10 QL13, Khu phố Đông Nhì, P. Lái Thiêu, TP. Thuận An, Bình Dương
📱 Hotline: 0274 650 2236 / 0932 027 448
📧 Email: admin@eco-smart.biz
🌐 Website: https://eco-smart.biz/