Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần biết về Giao thức MQTT là gì? Thành phần cấu tạo, ứng dụng cũng như vì sao MQTT lại trở thành giao thức được sử dụng phổ biến hiện nay. Cùng theo dõi nhé!
Giao thức MQTT là gì?
MQTT được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh – Message Queuing Telemetry Transport là giao thức truyền thông điệp, tin nhắn theo mô hình publish/subscribe (cung cấp/thuê bao) dành cho các mạng băng thông thấp, có độ trễ cao.
MQTT là lựa chọn lý tưởng trong các môi trường:
- Nơi giá mạng viễn thông đắt đỏ, băng thông thấp, thiếu độ tin cậy.
- Giao thức chạy trên thiết bị nhúng bị giới hạn về tốc độ và bộ nhớ.
- Giao tiếp giữa máy và máy (M2M)
Có thể bạn sẽ quan tâm: Công nghệ rfid là gì
Thành phần cấu tạo của giao thức MQTT
Giao thức MQTT truyền thông điệp dựa trên mô hình publish/subscribe giữa các thiết bị, ứng dụng với nhau. Các thành phần trong MQTT bao gồm:
– MQTT Broker: được cung cấp dưới dạng mã nguồn mở, có thể đi kèm với dịch vụ điện toán đám mây. Chức năng của Broker là lọc các tin nhắn dựa trên chủ đề (topic), sau đó phân phối chúng đến thiết bị/ứng dụng đã đăng ký nhận thông tin theo topic đó.
– MQTT Client: là các thiết bị/ứng dụng kết nối đến Broker để thực hiện việc truyền/nhận dữ liệu. Một Client gửi dữ liệu gọi là một Publisher, một Client đăng ký nhận dữ liệu gọi là một Subscribe.
– Topic: được quản lý bởi Broker và được trao đổi giữa các MQTT Client với nhau.
Để nhận dữ liệu từ publisher thì subscribe phải đăng ký theo dõi một topic. Sau đó bất cứ publisher nào publish dữ liệu đến đúng topic đó thì Broker sẽ lọc và chuyển tiếp chúng đến đúng subscriber đã đăng ký. Một Client có thể publish hoặc subscribe nhiều topic khác nhau.
Nguyên lý hoạt động của giao thức MQTT
- Broker: giữ vai trò là trung tâm hay là điểm giao của kết nối đến tất cả Clients. Broker sẽ nhận thông điệp, tin nhắn từ publisher sau đó sắp xếp lại và chuyển chúng đến subscribe cụ thể.
- Client: một Client có thể publish hoặc subscribe nhiều topic khác nhau.
- Publisher: có quyền gửi thông điệp, tin nhắn đến bất kỳ topic nào.
- Subscriber: sẽ nhận thông điệp từ những topic đã đăng ký nhưng để nhận dữ liệu từ publisher thì subscribe phải đăng ký theo đúng topic đó.
Ưu điểm của MQTT
- Khả năng truyền thông tin hiệu quả hơn.
- Thu thập nhiều dữ liệu hơn, giảm tiêu thụ băng thông mạng.
- Chi phí thấp.
- Tiết kiệm thời gian phát triển.
Nhược điểm của MQTT
- MQTT không được mã hóa mà sử dụng TLS/SSL để mã hóa bảo mật.
- Rất khó để tạo ra một mạng MQTT mở rộng toàn cầu.
Ứng dụng nổi tiếng của MQTT trong IoT và IIoT
Có thể bạn sẽ quan tâm: IoT platform là gì
- MQTT mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là trong hệ thống SCADA (hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu) khi truy cập dữ liệu IoT.
- Năm 2015, Amazon Web Services đã công bố Amazon IoT dựa trên MQTT.
- Microsoft Azure IoT Hub sử dụng MQTT làm giao thức chính cho các tin nhắn từ xa .
- Adafruit đưa ra một MQTT miễn phí dịch vụ đám mây cho thí nghiệm IoT.
- DeltaRail đã sử dụng MQTT cho hệ thống kiểm soát hiệu IECC phiên bản mới nhất.
- Giao thức MQTT là một lựa chọn tốt cho các mạng không dây có độ trễ cao do giới hạn băng thông hoặc kết nối không đáng tin cậy.
Một vài lưu ý trong giao thức MQTT
Trong MQTT, một lượng lớn dữ liệu sẽ được gửi từ máy đến một đích duy nhất – Broker. Tại đây dữ liệu sẽ được sắp xếp, phân loại và chuyển tiếp.
Đám mây sẽ làm chủ một MQTT Broker – trạm trung gian giúp các thiết bị/ứng dụng giao tiếp với nhau. Tất cả thiết bị phải làm việc thông qua Broker chứ không làm việc trực tiếp với nhau.
MQTT sử dụng topic để quản lý dữ liệu và mô hình publish/subscribe (xuất bản/đăng ký) để truyền đạt topic thông qua đám mây.
Hy vọng những thông tin vừa được cung cấp bên trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi MQTT là gì cũng như biết thêm nhiều thông tin xoay quanh giao thức MQTT này. Nếu có thắc mắc gì cần giải đáp, đừng ngại liên hệ với Eco-Smart để được hỗ trợ tốt nhất.