Thành phần cơ bản của mô hình IoT

Thành phần cơ bản của mô hình IoT

Internet of Thing là khái niệm đã trở nên quen thuộc với nhiều doanh nghiệp nhưng về mô hình IoT thì không phải ai cũng hiểu rõ. Việc này dẫn đến nhiều sự nhầm lẫn và khiến doanh nghiệp gặp khó khăn để ứng dụng một cách hiệu quả và chính xác. 

Những thành phần cơ bản của mô hình IoT

Về kiến trúc chung của mô hình IoT phổ biến nhất hiện nay, được tạo từ 8 thành phần sau đây:

Thành phần cơ bản của mô hình IoT

mũi tênCó thể bạn sẽ quan tâm: Các giải pháp IoT mà ECO-SMART đang cung cấp

1. Kết nối và đồng bộ hóa:

Thành phần này có chức năng tích hợp đồng bộ các giao thức và các định dạng dữ liệu khác nhau vào một giao diện “phần mềm” đảm bảo việc truyền dữ liệu chính xác và tương tác với tất cả các thiết bị.

2. Quản lý thiết bị:

Đây là thành phần đảm bảo kết nối các thiết bị hoạt động bình thường, chạy các bản vá và cập nhật phần mềm cũng như ứng dụng đang chạy trên thiết bị hoặc các gateways ngoại biên (EDGE gateway).

3. Cơ sở dữ liệu:

Đây là thành phần được coi quan trọng của một nền tảng. Ngoài lưu trữ dữ liệu quan trọng của thiết bị, nó phải có khả năng mở rộng đáp ứng các yêu cầu cho các cơ sở dữ liệu dựa trên đám mây. Thành phần này phải có khả năng mở rộng khối lượng, đảm bảo sự đa dạng, vận tốc và độ tin cậy của dữ liệu.

4. Quản lý và xử lý hoạt động:

Chức năng đưa dữ liệu vào hoạt động dựa trên nguyên tắc Event-Action-Triggers cho phép thực thi các hoạt động “thông minh” dựa trên dữ liệu từ cảm biến cụ thể.

5. Phân tích:

Đây có thể được coi là bộ não của nền tảng IoT. Thành phần này có chức năng thực hiện hàng loạt các phân tích phức tạp từ việc phân cụm dữ liệu cơ bản và khả năng tự học để tự phân tích, dự đoán, trích xuất những dữ liệu giá trị nhất trong luồng dữ liệu IoT.

6. Giao diện biểu diễn dữ liệu trực quan:

Cho phép con người xem xét các mẫu và quan sát các xu hướng từ bảng điều khiển trực quan, nơi dữ liệu được miêu tả sinh động qua biểu đồ đường thẳng, hình họa mô phỏng.

7. Công cụ bổ sung:

Thành phần này cho phép các nhà phát triển IoT thử nghiệm và trước khi đưa sản phẩm ra thị trường với các trường hợp sử dụng được biểu diễn trên hệ sinh thái mô phỏng dùng để hiển thị, quản lý và kiểm soát thiết bị kết nối.

8. Các giao thức kết nối với hệ thống khác bên ngoài:

Đây là nơi cho phép tích hợp với các hệ thống của bên thứ ba và phần còn lại của hệ thống CNTT như phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP, hệ thống quản lý sản xuất MES thông qua các giao diện lập trình ứng dụng (API), các bộ phát triển phần mềm (SDK) và các gateways.

Tại Việt Nam, trong khoảng 5 năm trở lại đây, công nghệ IoT đã bước đầu được ứng dụng trong một số lĩnh vực của cuộc sống, tuy nhiên trên thực tế, những ứng dụng này chỉ dừng lại ở mức rời rạc và chưa đồng bộ. Hiện nay, IoT không còn là một dự đoán nữa mà là một cuộc cách mạng ứng dụng công nghệ mới đang diễn ra như vũ bão trên toàn thế giới.

Trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, bước vào công nghệ 4.0, song song với việc cần có những chính sách chủ trương lớn thúc đẩy từ nhà nước, sự tham gia từ các công ty công nghệ trong và ngoài nước, từ cộng đồng công nghệ sẽ tạo bước đi chiến lược để hình thành, xây dựng một nền tảng IoT mở hiện đại có quy mô cấp quốc gia với mục tiêu để đồng bộ, tích hợp, tối đa hóa giá trị mang lại cũng như tạo nền tảng cho cuộc cạnh tranh mới từ mức cá nhân, doanh nghiệp cho đến quốc gia trong trong hiện tại và tương lai. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về IoT nói chung cũng như các thành phần cơ bản của mô hình IoT.