Muốn tối ưu hóa lợi nhuận, ngoài cách tăng doanh thu ra thì việc loại bỏ các lãng phí là yếu tố rất quan trọng giúp giảm chi phí và giá thành sản phẩm. Cùng tìm hiểu xem 7 loại lãng phí trong sản xuất đang tồn tại trong doanh nghiệp bạn và cách loại bỏ chúng thế nào ngay sau đây.
Thế nào là lãng phí trong sản xuất?
Nói đơn giản, lãng phí trong sản xuất là tất cả các công đoạn, việc làm không mang lại bất kỳ giá trị gì cho khách hàng hoặc doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất hiện nay thường mắc 1 hoặc nhiều trong 7 loại lãng phí trong sản xuất theo mô hình LEAN.
1. Tồn kho (Inventory)
Tồn kho có thể là các nguyên liệu dạng thô hoặc các sản phẩm đã hoàn thiện nhưng chưa được xuất hàng. Đây là nguồn vốn bỏ ra nhưng chưa mang lại doanh thu. Do đó, nếu có quá nhiều nguyên liệu hoặc sản phẩm tồn kho vượt quá mức cần thiết sẽ tạo ra rất nhiều chi phí phát sinh khác cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như: chi phí bảo quản, chi phí kho bãi, chi phí vận chuyển,…
2. Vận chuyển (Transportation)
Sản phẩm được sản xuất ra sẽ được vận chuyển giữa phân xưởng này với các phân xưởng khác. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển sẽ khó lòng tránh khỏi phương tiện vận chuyển bị hỏng hóc gây chậm trễ. Quá trình này khách hàng không trả tiền mà chỉ có doanh nghiệp chịu tổn thất một mình.
Có thể bạn sẽ quan tâm: Sản xuất tinh gọn là gì
3. Thao tác (Motion)
Khá tương đồng với lãng phí trong vận chuyển, thao tác ở đây là những hành động thừa thãi của nhân viên sản xuất. Chẳng hạn như: chưa quen với công việc gây chậm tiến độ, mất thời gian cho việc tìm kiếm dụng cụ,…
4. Chờ đợi (Waiting)
Chờ đợi là khoảng thời gian mà con người và máy móc phải dừng hoạt động do bị tắc nghẽn hoặc các sự cố hư hỏng trong phân xưởng. Loại lãng phí trong sản xuất này làm tăng chi phí trên từng sản phẩm bởi chi phí cho nhân viên và khấu hao cho thiết bị buộc phải có dẫu cho có sự cố xảy ra.
5. Sản xuất dư thừa (Over Production)
Sản xuất dư thừa xảy ra khi số lượng cần sản xuất nhiều hơn yêu cầu của khách hàng đặt ra. Điều này làm tăng các loại chi phí khác như: chi phí lưu kho, chi phí bảo quản hàng hóa,…
6. Gia công thừa (Over processing)
Thoạt nghe có vẻ khá giống với loại lãng phí trong sản xuất số 5 bên trên, nhưng gia công thừa hoàn toàn khác biệt. Ở đây có nghĩa là sản phẩm được sản xuất phức tạp hơn nhiều so với yêu cầu của khách hàng, chẳng hạn như: thiết kế sai quy cách, kích cỡ lớn hơn hoặc nhỏ hơn, thêm thắt một số chi tiết không cần thiết,…
7. Sai lỗi/ Khuyết tật (Defect)
- Sai lỗi là sản phẩm sản xuất ra bị lỗi kỹ thuật hoặc chưa đạt tính thẩm mỹ theo đúng yêu cầu từ nhà sản xuất.
- Khuyết tật có thể hiểu là những sai sót trong việc giao hàng, thay đổi lịch sản xuất bất thường, cung cấp thông tin sản phẩm sai,…
Cả 2 loại lãng phí trong sản xuất này có thể khiến doanh nghiệp phải sản xuất lại kéo theo chi phí nhân công tăng, kéo dài thời gian và nghiêm trọng hơn là làm mất niềm tin của khách hàng vào thương hiệu sản phẩm.
Cách loại bỏ 7 loại lãng phí trong sản xuất hiệu quả
Muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì bắt buộc phải tìm ra giải pháp cắt giảm chi phí tối đa. Bởi đây là cách duy nhất làm giảm giá bán của sản phẩm. Điều này có nghĩa là phải loại bỏ được 7 loại lãng phí trong sản xuất đang tồn tại bên trên ra khỏi doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc loại bỏ được 7 loại lãng phí trong sản xuất là tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên để làm được điều đó thì doanh nghiệp phải xác định được loại lãng phí nào đang tồn tại, mức lãng phí ra sao thì mới có thể tìm được giải pháp tối ưu.
Các giải pháp dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi, kiểm soát và loại bỏ được 7 loại lãng phí trong sản xuất hiệu quả.
Giải pháp giám sát năng lượng – EEC
EEC (Energy Efficiency & Conservation) là giải pháp giám sát nguồn năng lượng nhà máy sử dụng như: điện, nước, dầu, gas,…
Chẳng hạn như: EEC giám sát chất lượng nguồn điện qua đó hạn chế các rủi ro xảy ra trên hệ thống điện tạo ra thời gian chết cho thiết bị, máy móc.
Bên cạnh đó, giải pháp EEC còn cắt giảm chi phí nhân công trong việc theo dõi, thu thập dữ liệu. Hệ thống hoàn toàn thu thập tự động, tránh sai soát và cho phép thực hiện báo cáo 24/7 tại bất kỳ nơi nào.
Xem chi tiết: Giải pháp giám sát năng lượng
Giải pháp quản lý tổng thể hiệu suất thiết bị – OEE
OEE (Overall Equipment Effectiveness) – là giải pháp được dùng để đo lường hiệu quả hoạt động của thiết bị một cách tổng thể thông qua cả 3 yếu tố: thời gian, chất lượng và tốc độ vận hành. Qua đó giúp người quản lý đánh giá, chiến lược bảo trì chính xác để cải tiến, nâng cao hiệu suất hoạt động.
Xem chi tiết: Giải pháp quản lý tổng thể hiệu suất thiết bị
Giải pháp giám sát nhiệt độ, độ ẩm kho lạnh – TMS
Nông sản, thực phẩm, dược phẩm,… mỗi loại thích hợp với mức nhiệt và độ ẩm nhất định để đạt chất lượng bảo quản cao nhất. Thế nhưng, con người không thể theo dõi và giám sát sự thay đổi của 2 yếu tố này cách chính xác và liên tục được. Chính vì thế, giải pháp giám sát kho lạnhTMS đã được ra đời và lời giải hoàn hảo.
Xem chi tiết: Giải pháp giám sát nhiệt độ, độ ẩm kho lạnh
Bên cạnh 3 giải pháp vừa nêu còn rất nhiều giải pháp được áp dụng trong nhà máy sản xuất IoT giúp loại bỏ hoàn toàn 7 loại lãng phí trong sản xuất mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Để biết thêm chi tiết và nhận thêm tư vấn chi tiết hơn, chính xác với tình trạng thực tế tại nhà máy, phân xưởng hãy liên hệ ngay với Eco-Smart để được hỗ trợ tốt nhất.
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Giải pháp công nghệ ECO-SMART
🏢 Địa chỉ: 16/10 QL13, Khu phố Đông Nhì, P. Lái Thiêu, TP. Thuận An, Bình Dương
📱 Hotline: 0274 650 2236 / 0932 027 448
📧 Email: admin@eco-smart.biz
🌐 Website: https://eco-smart.biz/